Dòng vốn FDI đến sẽ thúc đẩy nhu cầu thuê văn phòng và khách
sạn tăng lên tại TP.HCM trong tương lai gần.
Theo nhìn nhận của Savills Việt Nam, ở phân khúc văn phòng cho thuê tại thị trường TP.HCM, trong quý II vừa qua, công suất thuê trung bình đạt 89%, giảm nhẹ 1% theo quý nhưng lại tăng 2% theo năm.
Sự suy giảm theo quý là do các dự án hạng B mới hoạt động yếu.
Trong cả 3 hạng, chỉ có hạng B có công suất giảm khoảng 2% theo quý xuống còn
89%. Hạng A và C vẫn hoạt động ổn định trong quý này.
Hiện mức giá thuê trung bình toàn thị trường TP.HCM vào khoảng
528 nghìn đồng/m2/tháng (tức khoảng 25USD/m2/tháng), giảm nhẹ 1% theo quý nhưng
tăng 3% theo năm.
Trong đó, giá thuê hạng A và B vẫn khá ổn định, tuy nhiên
giá thuê của hạng C có xu hướng giảm kể từ quý III/2012.
Tính trung bình, giá hạng C giảm nhẹ 1% mỗi quý trong giai
đoạn từ quý III/2012 đến quý II/2014.
Cũng theo báo cáo của Savills, tuy hoạt động phân khúc văn
phòng trong quý II vẫn chưa thật sự khởi sắc nhưng tại TP.HCM đã nhìn thấy nguồn
cầu khá lớn.
Theo đó, trong quý II/2014, tổng lượng tiêu thụ văn phòng
khoảng 11,8 nghìn m2.
Trong đó, nhu cầu đối với văn phòng hạng C cao nhất với lượng
tiêu thụ hơn 10 nghìn m2, chiếm 85% tổng lượng tiêu thụ của thị trường. Khách
thuê mới của hạng C chủ yếu là doanh nghiệp trong nước.
Hầu hết các giao dịch của hạng A và B đến từ các khách thuê
hiện hữu chuyển đến các tòa nhà khác hoặc gia hạn hợp đồng.
Đáng chú ý, theo nhìn nhận của Savills, dòng vốn FDI đến
TP.HCM đang có xu hướng tăng mạnh sẽ thúc đẩy nhu cầu văn phòng tăng lên đáng kể
trong nửa cuối năm 2014.
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư)
cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng vốn FDI đăng ký mới đến TP.HCM tăng
mạnh khoảng 320% đạt 794 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, lĩnh vực bất động sản đứng đầu với 4 dự án mới chiếm
tới 43% tổng vốn FDI đăng ký mới vào thành phố này.
Về triển vọng nguồn cung, tính đến thời điểm quý II/2014,
TP.HCM có 220 dự án cung cấp hơn 1,4 triệu m2, tăng 2% theo quý và 6% theo năm.
Trong nửa cuối năm 2014, thị trường sẽ đón 11 dự án mới cung
cấp hơn 100 nghìn m2. Dự kiến đến năm 2016, sẽ có hơn 390 nghìn m2 từ 27 dự án
sẽ tham gia vào thị trường.
Đối với phân khúc khách sạn, dự báo về nhu cầu tăng cũng
tương tự như văn phòng.
Báo cáo của Savills cho thấy, trong quý II/2014, du khách quốc
tế đến Việt Nam đạt khoảng 2 triệu lượt, tăng mạnh 13% theo năm. Trong đó, du
khách quốc tế đến TP. HCM chỉ đạt 830 nghìn lượt, giảm nhẹ 3% theo năm.
Tuy nhiên, TP. HCM là trung tâm kinh tế trọng điểm của Việt
Nam với hơn 33% tổng số doanh nghiệp đặt trụ sở tại đây. Do đó, nhu cầu khách sạn
từ khách công tác tại TP. HCM đã và sẽ vẫn cao hơn các thành phố khác.
Vì là mùa thấp điểm nên trong quý vừa qua, công suất thuê
trung bình chỉ đạt 61%, giảm 13% theo quý nhưng không đổi theo năm. Công suất
thuê trung bình của cả 3 hạng gần như là bằng nhau ở mức 61%.
Giá phòng trung bình trong quý này vào khoảng 1,7 triệu đồng/phòng/đêm
(tức khoảng 81USD/phòng/đêm), giảm 9%
theo quý và 4% theo năm.
RevPAR của khu vực trung tâm là 1,2 triệu đồng/phòng/đêm,
hơn 58% so với khu vực ngoài trung tâm nhưng giảm 6% theo năm.
Trong khi đó, RevPAR của khu vực ngoài trung tâm tăng 13% vì
công suất thuê tăng 9% theo năm.
Dự báo trong 3 năm tới, sẽ có 9 dự án với khoảng 1.400 phòng tham gia vào thị trường. Trong 6 tháng cuối năm nay, 1 khách sạn 4 sao cung cấp hơn 100 phòng cũng sẽ ra hàng.
Dự báo trong 3 năm tới, sẽ có 9 dự án với khoảng 1.400 phòng tham gia vào thị trường. Trong 6 tháng cuối năm nay, 1 khách sạn 4 sao cung cấp hơn 100 phòng cũng sẽ ra hàng.
Tính
chung đến cuối năm 2014, thị trường khách sạn 3 đến 5 sao ở TP. HCM cung cấp
khoảng 12.800 phòng, tăng 2% theo năm và thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm
2013 là khoảng 11%.
Nguồn: http://bizlive.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét