Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Tuyển dụng thực tập sinh marketing và kinh doanh

Hiện tại phòng kinh doanh công ty Việt Thuật Thành đang có nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh các chuyên ngành quản trị kinh doanh, marketing, tiếp thị.... ngoài các kiến thức thực tế các bạn sinh viên có thể được học tập trải nghiệm môi trường làm việc và quan trong hơn hết nếu trong quá trình thực tập phòng phát sinh doanh thu thì các bạn sẽ được khen thưởng xứng đáng.



Thông tin cụ thể: 

Thực tập Sinh – kinh doanh bất động sản
Chức vụ: Sinh viên thực tập
Ngành nghề: kinh doanh lĩnh vực bất động sản
Hình thức làm việc: Sinh viên thực tập Fulltime 3 ngày/tuần
Địa điểm làm việc: 229 Đồng Khởi Quận 1 TPHCM
Mức lương: Không hỗ trợ lương.

Mô tả công việc 
- Giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng qua điện thoại (telesales)
- Gặp gỡ khách hàng
- Tìm kiếm, thu thập thông tin khách hàng
- Marketing Online (quản lý forum, rao vặt, …)
- Khảo sát thị trường theo sự phân công trực tiếp của cấp trên. 

Quyền lợi được hưởng
- Được học tập nâng cao về kỹ năng kinh doanh, phát triển khả năng bản thân
- Môi trường làm việc trẻ trung, năng động, thân thiện,
- Được tham gia vào các “dự án” của công ty.
- Có cơ hội được trao đổi phỏng vấn ở vị trí chuyên viên KD chính thức sau 2 tháng thực tập
- Các thực tập sinh sẽ được thưởng nếu trong quá trình thực tập phòng kinh doanh phát sinh doanh thu. 

Yêu cầu khác: 
- Giới tính: Nữ có ngoại hình ưa nhìn
- Giao tiếp tốt, diễn đạt lưu loát, nhanh nhẹn
- Sáng tạo, nhiệt tình, chăm chỉ
- Có thể làm toàn thời gian
- Ưu tiên: sinh viên các chuyên ngành liên quan về kinh tế, báo chí, marketing, …
- Số lượng: 2 người
Hồ Sơ bao gồm: các giấy tờ cần thiết CMND, Hộ khẩu và giấy giới thiệu của nhà trường hoặc giấy xác nhận là sinh viên tại trường đang theo học.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 
Công Ty TNHH Việt Thuận Thành
Địa chỉ: 229 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé Quận 1 TPHCM
Liên hệ: A. Quốc: 0906 941 541
Email: ngocquoc@vietthuanthanh.com.vn
Hình thức liên hệ: Qua Email

Công ty Việt Thuận Thành hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản được thành lập từ năm 2003 và hiện tại công ty đang có các dự án cho thuê văn phòng tại đường Đồng Khởi quận 1 giá rẻ và các dự án nổi bật như V-ikon 131 đường Điện Biên Phủ. 

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Lý do khiến giá nhà cao thêm một lần được các doanh nghiệp bất động sản tiết lộ.

Đây không còn là lần đầu giá nhà được nhắc đến nhưng chúng ta hãy cùng các doanh nghiệp bất động sản tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu giá nhà lại cao như vậy.

“Việc giảm thủ tục hành chính 30-50%, tức là giảm được 2-3 năm làm thủ tục cho doanh nghiệp. Nếu làm được điều này thì sẽ giảm được chi phí đầu tư khoảng 20%, theo đó giá nhà cũng sẽ giảm được 20%"...

Câu chuyện thủ tục hành chính khi chuẩn bị đầu tư thực hiện một dự án bất động sản, xây dựng khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy ám ảnh nhất. Sự rườm rà, nhiêu khê quá trình đầu tư dự án dẫn đến dự án chậm khởi công, tăng chi phí khiến giá nhà buộc phải tăng.

Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản có tiếng ở Hà Nội (xin không nêu tên) tiết lộ: Thủ tục mất thời gian nhất là thỏa thuận quy hoạch, bởi quyền lợi giữa nhà đầu tư và người quản lý luôn ngược nhau. Tiếp đến là thủ tục về định giá đất và giao đất, việc này liên quan đến giá thành sản phẩm của chủ dự án.

“Nhà đầu tư luôn muốn xây cao, xây nhiều, xây nhỏ, nhưng nhà quản lý đưa ra những chế tài về mật độ dân số không được tăng, hạn chế chiều cao, hệ số sử dụng đất không được sử dụng nhiều…. Vì thế, vấn đề này dẫn đến chuyện “xin – cho”, thương lượng, thường kéo dài thời gian”, vị lãnh đạo này chia sẻ.

Cũng theo vị này, khâu quy hoạch là khâu mất nhiều thời gian nhất, nhà đầu tư lo lắng nhất, cảm thấy e ngại nhất khi làm một dự án. Bởi lẽ, khâu này phải qua nhiều cơ quan chức năng để giải quyết thủ tục.

Doanh nghiệp bất động sản cho rằng, giá nhà ở sẽ giảm thêm nữa nếu bớt các thủ tục rườm rà khi đầu tư dự án.

Cũng có những quan điểm tương đồng, chia sẻ với PV Infonet, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành – đơn vị đã trải qua quá trình đầu tư một số dự án ở nhiều giai đoạn khác nhau cho hay: Các thủ tục chuẩn bị khởi công một dự án nhà ở ngày nhiêu khê, phức tạp, thời gian kéo dài trung bình mất từ 3 đến 6 năm, tùy dự án làm tiêu hao tài sản và công sức của doanh nghiệp, dự án chậm khởi công, chậm đưa sản phẩm ra thị trường và tăng giá bán nhà ở.

Ông Đực cho rằng, việc phê duyệt quy hoạch 1/500 là khâu khá rắc rối, bởi lẽ có chỉ tiêu thì Sở Quy hoạch kiến trúc, có chỉ tiêu từ quận, huyện, có khi còn phải tham khảo ý kiến của người dân ở khu vực định quy hoạch… nên để đạt được chỉ tiêu quy hoạch thường mất thời gian tới 1 năm, có khi còn nhiều hơn. Việc này theo ông, cơ quan chức năng cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn.

Vấn đề khác mà vị lãnh đạo doanh nghiệp này trăn trở, đó là điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã hoàn tất bồi thường 100% dự án và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP về tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường.

Doanh nghiệp phải trải qua 4 khâu: thuê công ty thẩm định giá sát giá thị trường trình Sở Tài chính, Sở Tài chính thẩm định lại, Hội đồng xét duyệt trình UBND thành phố, UBND thành phố duyệt … mất thời gian từ 3 – 6 tháng, đó là chưa kể Sở Tài chính không đồng ý chứng thư thẩm định thì doanh nghiệp phải thực hiện lại từ đầu.

“Hiện nay, một dự án chung cư của Công ty phải ngừng thi công vì chứng thư thẩm định không được Sở Tài chính chấp nhận và phải làm lại từ đầu”. ông Đực cho hay.

Thêm vào đó, từ khi có Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 thì dự án phát triển nhà ở đều phải thực hiện các nội dung về quản lý dự án đầu tư, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được cấp phép xây dựng. Vì một số lý do như doanh nghiệp chỉ đền bù được hơn 80% diện tích đất, tính tiền sử dụng đất, hoàn thành hạ tầng kỹ thuật … nên thời gian cấp giấy chứng nhận rất lâu, có khi phải mất từ 2 – 3 năm, như vậy thủ tục đầu tư dự án lại phải kéo dài thêm 2 – 3 năm nữa.

Vấn đề thủ tục cấp phép xây dựng cũng khiến chủ đầu tư mệt nhoài, ông Đực cho hay: Dự án phát triển nhà ở phải được cơ quan thẩm quyền chấp thuận đầu tư, tiếp theo lấy ý kiến thiết kế cơ sở tại Sở Xây dựng, chủ đầu tư tự phê duyệt dự án đầu tư. Chủ đầu tư phải xin Giấy phép xây dựng trước khi khởi công dự án. Thời gian để thực hiện các thủ tục này mất thêm khoảng 1 năm.

Theo nhẩm tính của vị Phó giám đốc này, tổng cộng doanh nghiệp phải mất từ 3 – 6 năm để có thể khởi công xây dựng dự án. Thời gian quá dài vì những thủ tục không cần thiết và chi phí đầu tư dự án cũng tăng cao.

Ông Đực kiến nghị Nhà nước xem xét lại, nên áp dụng qui định về quản lý đầu tư dự án phát triển nhà ở như giai đoạn 1 trước khi có Nghị Định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006. Theo đó, dự án phát triển nhà ở được khởi công xây dựng khi có quyết định giao đất của UBND Thành phố và thoả thuận quy hoạch 1/500 của Sở Quy hoạch kiến trúc.

Thủ tục không cần phải thẩm duyệt trước: Phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường… Không cần phải được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được xây dựng. Thời gian chỉ mất 1 năm là thời gian hợp lý cho chủ đầu tư khởi công.

“Việc giảm thủ tục hành chính 30-50%, tức là giảm được 2-3 năm làm thủ tục cho doanh nghiệp. Nếu làm được điều này thì sẽ giảm được chi phí đầu tư khoảng 20%, theo đó giá nhà cũng sẽ giảm được 20%”, ông Đực nhấn mạnh.

theo infonet.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Các tin hiệu tốt cho thị trường bất động sản nửa cuối năm

Thị trường bất động sản nửa đầu năm 2014 đã cho thấy những cải thiện nhất định trên khắp các phân khúc, song đánh giá về hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) tại thị trường này trong nửa cuối năm, CBRE cho rằng, các đối tượng tham gia chưa vội vàng trong giao dịch chuyển nhượng dự án.

Thị trường nhà ở đầy hứa hẹn

Trên thị trường nhà ở, trong nửa đầu năm nay, các hoạt động mở bán và tiếp thị diễn ra nhộn nhịp ở tất cả các phân khúc. Nếu như trong quý I/2014, các chủ đầu tư còn khá dè dặt trong việc mở bán căn hộ mới và chủ yếu triển khai bán các căn đã chào trước đó, thì đến quý II/2014, số căn hộ mở bán mới trên thị trường đã nhiều hơn, do các chủ đầu tư dường như đã tự tin hơn vào diễn biến thị trường.

Xét về hiệu quả bán hàng, tại Hà Nội, số lượng giao dịch tăng ổn định, với mức tăng tới 60% so với quý trước, trong khi tại TP.HCM, lượng giao dịch tiếp tục tăng ở mức 9,3% so với quý trước. Đóng góp vào mức tăng trưởng của doanh số bán hàng là một loạt yếu tố như thiết kế các dự án ngày càng tinh tế, giá cả vừa phải và các chương trình khuyến mại của các chủ đầu tư. Cụ thể, ở Hà Nội, các chương trình hỗ trợ lãi suất liên kết giữa các chủ đầu tư và ngân hàng tỏ ra khá hiệu quả, trong khi các căn hộ nhỏ với thiết kế đẹp được mua nhiều tại TP.HCM.

Thị trường nhà ở tại cả hai thành phố lớn sẽ duy trì dấu hiệu tích cực trong nửa cuối năm nay. So với một năm trước đây, dù thị trường đang phục hồi chậm, nhưng triển vọng hứa hẹn và tích cực hơn đối với các chủ đầu tư. Các căn hộ bình dân sẽ tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của người mua, nhưng họ sẽ tìm kiếm những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Các chủ đầu tư sẽ triển khai các dự án trước đây và sẽ có nhiều công trình hơn tại cả hai thành phố.


Diễn biến trái ngược tại thị trường văn phòng

Thị trường văn phòng trong quý II/2014 cho thấy diễn biến trái ngược tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM. Trong khi thị trường TP.HCM có chút cải thiện về giá thuê trung bình và tỷ lệ lấp đầy so với quý trước và có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, thì bức tranh ở Hà Nội không được lạc quan, khi giá thuê trung bình và tỷ lệ lấp đầy đều giảm so với quý trước ở cả tòa nhà hạng A và hạng B.

Đặc biệt, tại TP.HCM, giá thuê trung bình có sự gia tăng rõ rệt, với giá thuê tòa nhà hạng A tăng 7,7% và tòa nhà hạng B tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, và tỷ lệ trống cũng giảm đáng kể so với quý trước. Tại Hà Nội, giá chào thuê trung bình hạng A giảm 3,2%, trong khi giá thuê hạng B giảm nhẹ ở mức 0,4% so với quý trước. Tỷ lệ trống tăng nhẹ so với quý trước ở cả hạng A và B.

Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ sôi động hơn khi Luật Bất động sản sửa đổi được thông qua, với quy chế cho phép mua bán sàn văn phòng và hứa hẹn sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường. Việc mua bán sàn văn phòng đã diễn ra mạnh mẽ tại các thị trường đã phát triển như Singapore và Hồng Kông, với các quy định đã có từ lâu cho phép các cá nhân và công ty khởi nghiệp kiếm được lợi nhuận từ việc đầu tư vào các tài sản thương mại. Ở Việt Nam, chúng tôi bắt đầu thấy một số nhà đầu tư xem thị trường văn phòng như một kênh đầu tư hấp dẫn, với suất sinh lời tiềm năng từ 8 đến 10%.


Thị trường bán lẻ nhiều triển vọng hơn

Các nhà bán lẻ nước ngoài tích cực củng cố thương hiệu và mở rộng tại Việt Nam, đặc biệt là tại TP.HCM, nhằm nắm bắt thị trường tiềm năng với sức tiêu dùng ngày càng tăng. Baskin Robbins, McDonald’s và Starbucks tiếp tục mở rộng, trong khi Cafe Bene, một thương hiệu cà phê từ Hàn Quốc, dự kiến sẽ mở cửa hàng đầu tiên trong quý III/2014.

Sau khi khai trương trung tâm đầu tiên tại Hà Nội, Trung tâm thương mại tổng hợp Robins (thuộc Tập đoàn Central đến từ Thái Lan) đang chuẩn bị mở trung tâm thứ hai tại Cresent Mall, TP.HCM. Theo khảo sát gần đây của CBRE về mức độ tích cực của các nhà bán lẻ khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2014, thị trường Việt Nam bao gồm TP.HCM và Hà Nội là những điểm đến hàng đầu được các nhà bán lẻ nhắm đến trong năm 2014.

Tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại tại TP.HCM và Hà Nội ở mức 88% và 82%. Do đó, các trung tâm thương mại nên sáng tạo hơn trong các chương trình tiếp thị và chiến lược giá thuê, nhằm nâng cao sức cạnh tranh so với các cửa hàng nhà phố truyền thống, vốn là lựa chọn đầu tiên của các nhà bán lẻ khi gia nhập thị trường Việt Nam, và cũng để cạnh tranh với hình thức mua sắm trực tuyến nhằm biến những người tham quan thành người tiêu dùng.

Sắp tới, phân khúc này được kỳ vọng sẽ sôi động hơn và có nhiều nhà bán lẻ gia nhập thị trường do Việt Nam sẽ mở cửa thị trường bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài vào tháng 1/2015 theo cam kết WTO. Thêm vào đó, theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, Việt Nam đã cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ các nước ASEAN xuống 0% cho 10.000 hàng hóa chịu thuế.

Thị trường căn hộ dịch vụ sôi động hơn tại TP.HCM

Trong nửa đầu năm 2014, thị trường căn hộ dịch vụ tại TP.HCM có những diễn biến đáng chú ý: Tòa nhà Indochine Park Tower được bán cho Quỹ Đầu tư Lemongrass Master; các căn hộ chung cư được chuyển đổi công năng thành căn hộ dịch vụ như: Dự án Waterfront (trước đây gọi là Delta River Tower) tại quận 1 (hơn 180 căn hộ) và Dự án New Pearl (quận 3, với 161 căn hộ; một số căn hộ dịch vụ đang được nâng cấp cải tạo và điều chỉnh diện tích như: Sherwood Residence (quận 3), Saigon Sky Garden (quận 1), và Crescent Residence 2 (quận 7), nhằm đáp ứng nhu cầu của khách thuê tiềm năng. Những thay đổi gần đây về thủ tục cấp phép cho người lao động nước ngoài tại TP.HCM cũng là nhân tố ảnh hưởng đến đà giảm số lượng người nước ngoài tại Thành phố, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu cho thuê.

Trong khi đó, giá thuê tại các căn hộ dịch vụ cũ ở Hà Nội sẽ tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh từ những đối thủ hiện tại và những dự án sắp hoàn thành, điển hình như Lotte Center Hà Nội.

McDonald’s tiếp tục mở rộng tại Việt Nam, nhằm nắm bắt cơ hội tại thị trường có sức tiêu dùng ngày càng tăng

McDonald’s vẫn tiếp tục mở rộng thị trường tai Việt Nam

Giao dịch chuyển nhượng dự án gia tăng

Nhìn chung, một thỏa thuận nhanh chóng có thể diễn ra trong một năm và một thương vụ trì trệ có thể kéo dài hơn hai năm. Do đó, việc có 8 dự án được chuyển nhượng thành công trong nửa đầu năm 2014 (theo báo cáo của Real Capital Analytics - RCA) chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Các giao dịch này bao gồm: các lô đất G-H Dương Nội được chuyển nhượng cho Viễn Tin ở Hà Nội; trong khi ở TP.HCM, Aeon Bình Tân được chuyển nhượng cho Aeon Mall, Indochine Park Tower được chuyển nhượng cho Quỹ đầu tư Lemongrass Master, Pico Mall được chuyển nhượng cho Lotte, 3 dự án căn hộ chung cư (Galaxy 9, Icon 56 và Lexington Residence) được chuyển nhượng cho Novaland, và khách sạn Movenpick Sài Gòn được chuyển nhượng cho Tung Shing.

Điều thú vị là trong vòng 18 tháng qua, 63% các thương vụ mua bán thành công được RCA báo cáo đều có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, trong số đó đến 73% là các công ty đã hiện diện ở Việt Nam từ lâu và có lịch sử kinh doanh tốt.

Bước vào nửa còn lại của năm 2014, các đối tượng tham gia thị trường chưa vội vàng trong giao dịch chuyển nhượng. Các bên mua và bên bán vẫn đang tìm kiếm, nhưng các tài sản có giá tốt không dễ tìm. Điều này được chứng minh qua việc các tòa nhà chưa hoàn thiện vẫn trong tình trạng bỏ trống và chưa có dấu hiệu săn đón từ nhà đầu tư.

CBRE tin rằng, những thành phố ven biển sẽ nhộn nhịp trở lại, do các nhà đầu tư vẫn dành sự quan tâm nhất định đối với các bãi biển đẹp ở Việt Nam. Nhưng yếu tố quan trọng là bên mua và bên bán có đạt được thỏa thuận về giá hay không. Điều này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của 4 câu hỏi lớn mà CBRE đã đặt ra trong bất kỳ thương vụ giao dịch nào: định giá, lịch sử kinh doanh, tính minh bạch và cấu trúc vốn.

 theo: tinnhanhchungkhoan.vn

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Bất Động Sản Việt Nam Vẫn Đang Ở Giai Đoạn Tiềm Năng.

Bất động sản Việt Nam mới trải qua một thời kì gọi là đại khủng hoảng và hiện nay thị trường này vẫn đang ở đáy của chu kỳ nhưng cũng chính vì đó mà thị trường này lại thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến với thị trường Việt để đầu tư và tìm kiếm cơ hội chờ thời cơ thị trường này nóng sốt trở lại.

Dự án Metro TpHCM

Thuận lợi với nhiều nhà đầu tư nước ngoài là họ có nhiều kinh nghiệp đầu tư bất động sản ở nhiều nước khác cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chinh chiến nhiều năm và giàu kinh nghiệp là nguồn vốn hiện hữu mà họ có được. Chính vì vậy khi đầu tư vào thị trường Việt Nam tỉ mang đến thành công là rất cao. 

Cùng với niềm tin vào nền kinh tế đang ở mức ổn định và đi đúng quỹ đạo với tăng trưởng đều đặn và trong tầm kiểm soát. Các nhà đầu tư đang hy vọng vào Dự thảo Luật nhà ở đang được Quốc hội xem xét, trong đó dự kiến sẽ cho phép nước ngoài gia tăng sở hữu trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.

Mấy năm trở lại đây thị trường Việt cũng đón nhận rất nhiều nhà đầu tư đến từ Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore các quốc gia này vẫn đang có các kế hoạch đầu tư dài hạn như Lotte, Mapletree, Aeon, Tokyo Inn Group. Ngoài ra cũng còn một số doanh nghiệp đến từ Mỹ và Trung Đông cũng đang đầu tư tìm kiếm cơ hội cho chính mình. 

Theo nhiều chuyên gia nhận định thời gian tới thị trường bất động sản ở Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc ở các phân khúc như khách sạn, khu trung cư và cho thuê văn phòng trung tâm thành phố cùng với một số lĩnh vực như các khu nghỉ dưỡng gần biển sẽ là lựa chọn hành đầu.

Chính vì những điều này mà theo nhận định của tôi thì thị trường bất độn sản Việt Nam vẫn chỉ đang trong giai đoạn tiềm năng phát triển. 

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Cho thuê mặt bằng 5000m2 Tại TP Biên Hòa Đồng Nai

Mặt bằng cho thuê rộng 5000m2 tại thành phố Biên Hòa Đồng Nai, đất có mặt tiền rộng lớn, gần trường Cao Đẳng, gần trụ sở Công An, nằm cách trục đường chính khoảng 7 phút đi bộ.

Khu đất có tường rào bảo vệ xung quanh, mặt bằng đã được san lấp và có thể đưa vào sử dụng được ngay. Với diện tích rộng lớn các doanh nghiệp có thể thuê lại khu đất để kinh doanh như làm khu giải trí tích hợp như sân vận động, sân đá banh và làm các bãi giữ xe ô tô và xe gắn máy.


Bạn yên tâm với cơ sớ vật chất tại khu vực này, chúng vẫn còn sử dụng tốt chưa hư hại gì cả. Ngoài nhà cửa thì bãi giữ xe của khu đất vẫn trong tình trạng sử dụng và hoạt động được, khách hàng có thể yên tâm nếu thuê lại khu đất này.

bãi giữ xe hiện tại của khu đất.

Cổng ra vào rộng lớn, có bảo vệ canh giữ an ninh.


Ngoài ra với mặt tiền rộng lớn khách thuê không chỉ khai thác trong khu đất mà còn có thể kinh doanh trong mở các Ki ốt bán hàng rất hiệu quả. 
Mọi chi tiết liên quan thuê mặt bằng tại Biên Hòa Đồng Nai vui lòng liên hệ:
Anh Hà: 0934 017 775 - Anh Quốc: 0906 941 541
Công Ty TNHH Việt Thuận Thành.
Địa chỉ: 229 Đồng Khởi, Quận 1, TPHCM
Điện Thoại: (84.8) 3625 8200 - 3825 8201

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Những đại dự án bất động sản tại TPHCM đang dần đi vào guồng

Nhiều đại dự án bất động sản ở TP. HCM với quy mô hàng chục ngàn tỷ đồng thời gian qua liên tục được khởi động. Những đại dự án này đang hứa hẹn sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt của Thành phố trong tương lai không xa.

van phong cho thue tai quan 1
Lễ khởi công Dự án Vinhomes

Khởi động đại Dự án Vinhomes Tân Cảng

Cuối tuần qua, CTCP Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã chính thức khởi công Dự án Vinhomes Tân Cảng - khu đô thị hiện đại và cao cấp bậc nhất Việt Nam. Đây là dự án khu đô thị phức hợp đồng bộ đầu tiên của Tập đoàn Vingroup tại TP. HCM, đánh dấu bước phát triển và mở rộng mạnh mẽ vào thị trường bất động sản phía Nam của tập đoàn này.

Với tổng vốn đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng, Vingroup dự kiến biến khu đất trên diện tích gần 43 héc-ta ở vị trí vô cùng đắc địa giữa trung tâm TP. HCM, với mặt tiền trải dài theo bờ sông Sài Gòn thành một khu đô thị hiện đại và cao cấp bậc nhất Việt Nam.

Vinhomes Tân Cảng được ví là “thành phố xanh thu nhỏ” với mật độ xây dựng 23%, diện tích công viên cây xanh 13,8 héc-ta, bao gồm các phân khu chính là khu căn hộ và biệt thự cao cấp; khu văn phòng cho thuê và căn hộ dịch vụ; khu trung tâm thương mại và các khu tiện ích khác.

Trong đó, quần thể biệt thự và căn hộ được xây dựng với các căn hộ và quần thể biệt thự, nhà vườn cao cấp. Đặc biệt, Vinhomes Tân Cảng sẽ lập kỷ lục Việt Nam với tòa nhà cao nhất: tòa nhà Landmark 81 tầng. Đây sẽ là khu văn phòng cho thuê và căn hộ dịch vụ, được trang bị hiện đại, đáp ứng tốt nhất cho các hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ông Tất Thành Cang, Phó chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, Vinhomes Tân Cảng là dự án có vị trí đắc địa bậc nhất của TP. HCM, là dự án đầu tiên nằm trong Quy hoạch Khu trung tâm 930 của Thành phố, nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc sẽ làm thay đổi diện mạo của TP. HCM. Thành phố sẽ hỗ trợ hết mình để dự án sớm được hoàn thành.

Hứa hẹn sự bứt phá của Thành phố

Không chỉ có Dự án Vinhomes Tân Cảng, TP. HCM còn có nhiều đại dự án khác đang vào guồng. Sau hơn 20 năm kể từ khi được giao cho nhà đầu tư, Dự án bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP. HCM) vẫn “treo” lơ lửng, mới đây TP. HCM đã quyết định lựa chọn nhà đầu tư thực sự có năng lực tài chính để khởi động dự án này. Và Tập đoàn Bitexco đã được chọn làm chủ đầu tư của dự án có quy mô lên đến 420 héc-ta này.

Bán đảo Thanh Đa là một trong những dự án bị “treo” thuộc loại lâu nhất ở TP. HCM. Năm 1992, UBND TP. HCM thông báo khu Bình Quới - Thanh Ða được quy hoạch thành "Khu văn hóa, thể thao, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí" của Thành phố. Tuy nhiên, sau đó dự án bị "treo" 12 năm. Ðến năm 2004, TP. HCM thu hồi, giao đất cho Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư. Thế nhưng, đến giữa năm 2007, TP. HCM lại có thông báo thu hồi chủ trương giao cho Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn để tìm nhà đầu tư mới. Từ đó đến nay, mọi chuyện gần như án binh bất động.

Ông Đỗ Quang Hội, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bitexco cho biết, đây là dự án rất lớn về quy mô diện tích, cũng như tổng mức đầu tư, nên phải có bước đi cụ thể. Bitexco mong muốn đầu tư khu Bình Quới - Thanh Đa thành khu thương mại - du lịch - vui chơi giải trí, giáo dục và công nghệ cao. Biến nơi này thành trung tâm hội nghị, hội thảo của Thành phố để thu hút các hội nghị, hội thảo lớn trong và ngoài nước đến đây, kết hợp với vui chơi nghỉ dưỡng theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, đây sẽ còn là khu phức hợp bao gồm nhà thấp tầng và một số nhà cao tầng, chủ yếu phát triển về thương mại dịch vụ để thu hút khách quốc tế.

Khu Bình Quới - Thanh Đa hiện có rất nhiều lợi thế, đặc biệt lợi thế về cảnh quan sông nước, lại nằm gần trung tâm Thành phố, cạnh tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, rất thuận lợi cho khách đi và đến thông qua Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Cùng với Dự án bán Đảo Thanh Đa, cũng nằm cạnh sông Sài Gòn thuộc quận 2, Dự án Đại Quang Minh do CTCP Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh làm chủ đầu tư cũng đang được triển khai khẩn trương. Đây là dự án khu dân cư thấp tầng và triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. HCM, có tổng mức đầu tư khoảng 10.000 - 12.000 tỷ đồng, sẽ thực hiện liên tục theo hình thức cuốn chiếu. Dự án có quy mô 37,15 héc-ta, tổng số nhà ở là 1.131 căn, với các chức năng thương mại, trường học, nhà văn hóa, công viên... Hiện dự án này đang có tiến độ thi công khá tốt và đang dần làm thay đổi diện mạo của khu vực quận 2.

Vinhomes Tân Cảng, bán đảo Thanh Đa, Đại Quang Minh là những đại dự án do những “đại gia” có uy tín trên thị trường làm chủ đầu tư đang thực sự vào guồng. Hứa hẹn trong một tương lai không xa, những dự án này sẽ là những dự án tạo nên cú huých mới cho thị trường bất động sản TP. HCM, đồng thời sẽ làm nên một diện mạo mới cho thành phố năng động này.


Theo Tăng Triển
Báo Đầu tư Bất động sản

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Phân khúc văn phòng sẽ ấm lên nhờ dòng vốn FDI

Dòng vốn FDI đến sẽ thúc đẩy nhu cầu thuê văn phòng và khách sạn tăng lên tại TP.HCM trong tương lai gần.

Theo nhìn nhận của Savills Việt Nam, ở phân khúc văn phòng cho thuê tại thị trường TP.HCM, trong quý II vừa qua, công suất thuê trung bình đạt 89%, giảm nhẹ 1% theo quý nhưng lại tăng 2% theo năm.
Sự suy giảm theo quý là do các dự án hạng B mới hoạt động yếu. Trong cả 3 hạng, chỉ có hạng B có công suất giảm khoảng 2% theo quý xuống còn 89%. Hạng A và C vẫn hoạt động ổn định trong quý này.
Hiện mức giá thuê trung bình toàn thị trường TP.HCM vào khoảng 528 nghìn đồng/m2/tháng (tức khoảng 25USD/m2/tháng), giảm nhẹ 1% theo quý nhưng tăng 3% theo năm.



Trong đó, giá thuê hạng A và B vẫn khá ổn định, tuy nhiên giá thuê của hạng C có xu hướng giảm kể từ quý III/2012.
Tính trung bình, giá hạng C giảm nhẹ 1% mỗi quý trong giai đoạn từ quý III/2012 đến quý II/2014.
Cũng theo báo cáo của Savills, tuy hoạt động phân khúc văn phòng trong quý II vẫn chưa thật sự khởi sắc nhưng tại TP.HCM đã nhìn thấy nguồn cầu khá lớn.
Theo đó, trong quý II/2014, tổng lượng tiêu thụ văn phòng khoảng 11,8 nghìn m2.
Trong đó, nhu cầu đối với văn phòng hạng C cao nhất với lượng tiêu thụ hơn 10 nghìn m2, chiếm 85% tổng lượng tiêu thụ của thị trường. Khách thuê mới của hạng C chủ yếu là doanh nghiệp trong nước.



Hầu hết các giao dịch của hạng A và B đến từ các khách thuê hiện hữu chuyển đến các tòa nhà khác hoặc gia hạn hợp đồng.
Đáng chú ý, theo nhìn nhận của Savills, dòng vốn FDI đến TP.HCM đang có xu hướng tăng mạnh sẽ thúc đẩy nhu cầu văn phòng tăng lên đáng kể trong nửa cuối năm 2014.
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng vốn FDI đăng ký mới đến TP.HCM tăng mạnh khoảng 320% đạt 794 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, lĩnh vực bất động sản đứng đầu với 4 dự án mới chiếm tới 43% tổng vốn FDI đăng ký mới vào thành phố này.

Về triển vọng nguồn cung, tính đến thời điểm quý II/2014, TP.HCM có 220 dự án cung cấp hơn 1,4 triệu m2, tăng 2% theo quý và 6% theo năm.
Trong nửa cuối năm 2014, thị trường sẽ đón 11 dự án mới cung cấp hơn 100 nghìn m2. Dự kiến đến năm 2016, sẽ có hơn 390 nghìn m2 từ 27 dự án sẽ tham gia vào thị trường.
Đối với phân khúc khách sạn, dự báo về nhu cầu tăng cũng tương tự như văn phòng.
Báo cáo của Savills cho thấy, trong quý II/2014, du khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 2 triệu lượt, tăng mạnh 13% theo năm. Trong đó, du khách quốc tế đến TP. HCM chỉ đạt 830 nghìn lượt, giảm nhẹ 3% theo năm.



Tuy nhiên, TP. HCM là trung tâm kinh tế trọng điểm của Việt Nam với hơn 33% tổng số doanh nghiệp đặt trụ sở tại đây. Do đó, nhu cầu khách sạn từ khách công tác tại TP. HCM đã và sẽ vẫn cao hơn các thành phố khác.
Vì là mùa thấp điểm nên trong quý vừa qua, công suất thuê trung bình chỉ đạt 61%, giảm 13% theo quý nhưng không đổi theo năm. Công suất thuê trung bình của cả 3 hạng gần như là bằng nhau ở mức 61%.
Giá phòng trung bình trong quý này vào khoảng 1,7 triệu đồng/phòng/đêm (tức khoảng 81USD/phòng/đêm), giảm 9%  theo quý và 4% theo năm.
RevPAR của khu vực trung tâm là 1,2 triệu đồng/phòng/đêm, hơn 58% so với khu vực ngoài trung tâm nhưng giảm 6% theo năm.
Trong khi đó, RevPAR của khu vực ngoài trung tâm tăng 13% vì công suất thuê tăng 9% theo năm.


Dự báo trong 3 năm tới, sẽ có 9 dự án với khoảng 1.400 phòng tham gia vào thị trường. Trong 6 tháng cuối năm nay, 1 khách sạn 4 sao cung cấp hơn 100 phòng cũng sẽ ra hàng.
Tính chung đến cuối năm 2014, thị trường khách sạn 3 đến 5 sao ở TP. HCM cung cấp khoảng 12.800 phòng, tăng 2% theo năm và thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2013 là khoảng 11%.


Nguồn: http://bizlive.vn/